Dấu hiệu viêm thực quản trào ngược cần phát hiện sớm

Fucoidan |
04/04/2022

Dấu hiệu viêm thực quản trào ngược phổ biến như khàn tiếng, khó nuốt, chua họng, chán ăn. Cùng tìm hiểu cách điều trị nhanh chóng và hiệu quả. 

Dấu hiệu viêm thực quản trào ngược thường rất dễ nhận biết, bao gồm các triệu chứng phổ biến như khàn tiếng, khó nuốt, nuốt đau, chua họng, chán ăn,… Để nắm rõ các phương pháp điều trị nhanh và hiệu quả, hãy cùng đọc bài viết dưới đây!

Mắc trào ngược dạ dày có gây viêm thực quản không?

Trào ngược dạ dày thực quản là bệnh ăn vào bị trào ngược. Đây cũng là một trong những bệnh lý tiêu hóa phổ biến tại nước ta. Những người mắc bệnh lý này thường gặp tình trạng acid từ dạ dày trào lên kích thích niêm mạc thực quản, gây ra nhiều triệu chứng khó chịu. 

Trào ngược dạ dày có thể gây viêm thực quản

Bên cạnh đó, niêm mạc thực quản phải tiếp xúc thường xuyên với acid dịch vị khiến các mô lót ở khu vực hầu, họng bị kích thích. Lâu ngày hình thành những vết viêm, vết loét tại thực quản. Nếu không được điều trị kịp thời, có thể dẫn đến các biến chứng nguy hiểm hơn như ung thư thực quản,…

Dấu hiệu viêm thực quản ở người mắc bệnh trào ngược dạ dày

Có khá nhiều dấu hiệu để nhận biết người bệnh trào ngược có bị viêm thực quản hay không. Trong đó, một số dấu hiệu phổ biến có thể kể đến như:

1. Khàn tiếng

Người viêm thực quản do trào ngược thường bị khàn giọng. Hiện tượng này là do acid dạ dày khi trào ngược lên tiếp xúc và kích thích dây thanh quản. Lâu ngày khiến dây thanh quản bị sưng viêm. Điều này khiến giọng của bệnh nhân bị khàn hơn, khó nói hơn. 

2. Nuốt đau, khó nuốt

Đây cũng là một dấu hiệu bệnh trào ngược dạ dày thực quản. Khi bệnh trở nặng, acid dạ dày bị trào ngược lên thực quản với tần suất và số lượng lớn hơn. Điều này sẽ khiến niêm mạc thực quản sưng và phù nề hơn trước. Do đó bệnh nhân thường có cảm giác vướng ở cổ họng, khó nuốt hay nuốt đau hơn. 

Người bệnh viêm thực quản do trào ngược thường cảm thấy đau khi nuốt

3. Chua họng, chán ăn, ăn không ngon

Bên cạnh hai dấu hiệu trên thì chua họng, chán ăn cũng là một dấu hiệu phổ biến không kém. Sau khi ăn, cơ vòng thực quản không đóng kín khiến thức ăn bị trào ngược lên trên. Chúng đã ngấm acid dịch vị, do đó người bệnh thường cảm thấy vị chua ở cổ họng gây cảm giác ăn không ngon miệng và chán ăn hơn. 

Phương pháp điều trị viêm thực quản do mắc trào ngược dạ dày 

Để cải thiện tình trạng viêm thực quản do trào ngược, bạn nên tìm hiểu kỹ và áp dụng những phương pháp điều trị phù hợp. Dưới đây là một số cách điều trị hiệu quả:

1. Nguyên tắc điều trị

Viêm thực quản do trào ngược có thể điều trị bằng nhiều cách. Tuy nhiên, để dứt điểm tình trạng này thì phải điều trị tốt bệnh lý trào ngược, nguyên nhân gốc rễ vấn đề. Ngoài ra, người bệnh cũng cần kết hợp thêm các chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tăng cường hiệu quả điều trị.

2. Sử dụng Fudocoidan giúp điều trị trào ngược dạ dày ngăn acid trào ngược

Nguyên tắc đầu tiên là điều trị trào ngược dạ dày thực quản. Hiện nay thế giới có xu hướng kết hợp nhiều thành phần có nguồn gốc thảo dược như Mucopolysaccharides thay vì chỉ dùng các loại muối nhôm đơn thuần, ví dụ như hỗn dịch uống Fudocoidan. Đây là một sản phẩm dẫn đầu xu hướng, được sản xuất bởi hãng dược phẩm có lịch sử lâu đời OFI, Italia.

Fudocoidan liệu pháp mới từ châu Âu, giúp điều trị trào ngược dạ dày thực quản

Với sự kết hợp bộ 3 thành phần Natri Alginate, Antacid và Mucopolysaccharides HMW trong hỗn dịch Fudocoidan giúp tăng hiệu quả điều trị trào ngược dạ dày thực quản lên gấp nhiều lần, với cơ chế 4 tác động toàn diện:

  • Tạo lớp màng gel bao trên bề mặt dịch vị, ngăn chặn sự trào ngược acid từ dạ dày lên thực quản
  • Trung hòa acid dạ dày một cách nhanh chóng
  • Tạo lớp màng sinh học chống viêm, bảo vệ và phục hồi niêm mạc dạ dày
  • Tăng tốc độ tháo rỗng dạ dày, giảm tình trạng khó tiêu

Hơn nữa, hỗn dịch uống Fudocoidan có hương vị ngọt, thanh mát nên rất dễ uống, không để lại hậu vị khó chịu như các sản phẩm khác trên thị trường. Do đó, bạn hoàn toàn có thể an tâm sử dụng sản phẩm này. 

3. Sử dụng thuốc điều trị viêm thực quản

Nguyên tắc thứ hai là phải điều trị viêm thực quản. Một số thuốc thường được bác sĩ chỉ định như:

3.1. Thuốc chống viêm

Steroid đường uống thường được chỉ định để điều trị viêm thực quản. Liều tấn công thường cao để giúp kiểm soát triệu chứng nhanh, sau đó giảm dần để phòng ngừa tái phát. Thời gian điều trị cũng thay đổi tùy thuộc vào từng đối tượng và tình trạng bệnh. Tuy nhiên, loại thuốc này thường chỉ sử dụng ngắn ngày để tránh gặp tác dụng phụ.  

3.2. Thuốc kháng dịch vị

Nhóm thuốc này sẽ trung hòa lượng acid trong dạ dày, giảm trào ngược acid. Nhờ đó giúp bệnh nhân giảm các triệu chứng và làm lành vết viêm, loét trên niêm mạc thực quản, đường tiêu hóa. Lưu ý, các loại thuốc kháng acid có thể gây trở ngại cho sự hấp thu của các thuốc khác như tetracyclin, digoxin, sắt,…

Một loại thuốc kháng acid dịch vị thường dùng

3.3. Thuốc ức chế tiết acid dạ dày

Nhóm thuốc này bao gồm thuốc ức chế bơm proton PPI hoặc thuốc đối kháng thụ thể H2. Thuốc PPI giúp ngăn chặn một loại protein cần thiết để tạo ra acid dạ dày. Nhờ đó kiểm soát được cơn trào ngược, giảm viêm thực quản nhanh chóng. Nhóm thuốc này thường được dùng trong 6-8 tuần, ví dụ như omeprazol, esomeprazol,…

Trong trường hợp điều trị dài ngày bằng thuốc PPI nhưng bệnh vẫn tiến triển, bác sĩ thường kê cho bệnh nhân thuốc đối kháng thụ thể H2 trong 4-6 tuần. Một số thuốc phổ biến thường dùng là Cimetidin, Ranitidin, Famotidin,… 

4. Thay đổi chế độ ăn

Bên cạnh việc điều trị thuốc, bệnh nhân cũng cần thay đổi chế độ ăn hàng ngày. Người bệnh nên chia bữa ăn thành từng bữa nhỏ. Lựa chọn thực phẩm tốt cho người trào ngược như nước gừng, mật ong để giúp trung hòa acid, kháng viêm. Đồng thời nên ăn các loại thực phẩm có khả năng trung hòa acid như bánh mì, bột yến mạch, các loại đạm dễ tiêu. 

Nước gừng mật ong rất tốt cho người bị trào ngược dạ dày

Ngoài ra, cần hạn chế thực phẩm kích thích tiết acid hay kích thích cơ co thắt dưới thực quản như hoa quả có hàm lượng acid cao (chanh, cam, dứa). Các chế phẩm từ sữa hay các thực phẩm chua cay, giàu chất béo cũng cần giảm sử dụng.

5. Thay đổi chế độ sinh hoạt

Nguyên tắc cuối cùng mà bệnh nhân phải tuân thủ chính là sinh hoạt khoa học. Người bị trào ngược dạ dày có thể đi bộ, bơi, tập yoga nhẹ nhàng. Bên cạnh đó, cần hạn chế sử dụng rượu bia, chất kích thích. Nên kê cao đầu giường khi nằm, mặc quần áo rộng rãi và thư giãn mỗi ngày. Như vậy sẽ giúp bệnh tình cải thiện nhanh chóng. 

Nhìn chung, những dấu hiệu viêm thực quản trào ngược khá dễ nhận biết, giúp bạn phát hiện sớm để điều trị kịp thời. Nếu còn bất kỳ thắc mắc, quý khách hàng vui lòng liên hệ hotline 038.667.3836 để được tư vấn và giải đáp nhanh chóng nhất.